fbpx

Thiếu máu là tình trạng máu không đủ số lượng hồng cầu khỏe mạnh mang oxy cùng chất dinh dưỡng đến các cơ quan.

Các loại tế báo máu trong cơ thể

Trong cơ thể người tồn tại 3 loại tế bào máu:

+ Tế bào bạch cầu để chống nhiễm trùng

+Tế bào tiểu cầu để giúp cục máu đông

+Tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể

Các tế bào hồng cầu chứa huyết sắc tố – một loại protein giàu chất sắt giúp máu có màu đỏ. Huyết sắc tố cho phép các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến tất cả các bộ phận của cơ thể và mang carbon dioxide từ các bộ phận khác của cơ thể đến phổi để thở ra. 

Hầu hết các tế bào máu bao gồm các tế bào hồng cầu được sản xuất thường xuyên trong tủy xương. Để sản xuất huyết sắc tố và hồng cầu, cơ thể cần sắt, vitamin B12, folate và các chất dinh dưỡng khác từ thực phẩm bạn ăn. 

Do đó, nếu cơ thể có số lượng tế bào hồng cầu thấp không đáp ứng được nhu cầu mang oxy đến các mô của cơ thể thì cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu máu. 

Nguyên nhân gây thiếu máu

Có nhiều dạng thiếu máu, mỗi dạng thiếu máu có nguyên nhân riêng. Tình trạng thiếu máu có thể tạm thời hoặc lâu dài, từ nhẹ đến nặng do đó cần gặp bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu bị thiếu máu vì đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo của bệnh nghiêm trọng. 

Các loại thiếu máu khác nhau đều có nguyên nhân khác nhau.

Thiếu máu viêm

Một số bệnh như ung thư, HIV / AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận, bệnh Crohn và các bệnh viêm cấp tính hoặc mãn tính khác có thể cản trở việc sản xuất các tế bào hồng cầu.

THIẾU MÁU- NGUYÊN NH N VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Khi cơ thể bị thiếu máu tế bào hồng cầu sẽ ít hơn mức bình thường

Thiếu máu không tái tạo

Đây là tình trạng thiếu máu hiếm gặp, đe dọa đến tính mạng khi cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu. Nguyên nhân gây thiếu máu không tái tạo bao gồm nhiễm trùng, sử dụng một số loại thuốc, bệnh tự miễn và tiếp xúc với hóa chất độc hại.

Thiếu máu bất sản 

Một loạt các bệnh như bệnh bạch cầu và bệnh tủy có thể gây thiếu máu khi ảnh hưởng đến việc sản xuất máu trong tủy xương. Tác động của các loại ung thư và các rối loạn giống như ung thư khác nhau từ nhẹ đến đe dọa tính mạng.

Thiếu máu do thiếu sắt

Đây là loại thiếu máu phổ biến nhất do thiếu chất sắt trong cơ thể. Tủy xương cần sắt để tạo ra huyết sắc tố. Điều này đồng nghĩa với việc nếu không có đủ chất sắt, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ lượng huyết sắc tố cho các tế bào hồng cầu.

Loại thiếu máu này xảy ra ở phụ nữ mang thai hoặc thường xuyên bị mất máu, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, lở loét, ung thư và sử dụng thường xuyên một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, đặc biệt là aspirin, có thể gây viêm niêm mạc dạ dày dẫn đến mất máu.

Thiếu máu thiếu vitamin

Bên cạnh sắt, cơ thể cần folate và vitamin B12 để tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Một chế độ ăn thiếu chất này và các chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể làm giảm sản xuất hồng cầu.

Ngoài ra, một số người tiêu thụ đủ B12 không thể hấp thụ vitamin. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu vitamin, còn được gọi là thiếu máu ác tính. Nguyên nhân thiếu máu là do thiếu vitamin cần thiết như B12

Tan máu bẩm sinh

Đây là một bệnh lý huyết học mang tính di truyền liên quan đến sự bất thường của hemoglobin, một loại cấu trúc protein trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy. Ở người bị tan máu bẩm sinh, các hồng cầu bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm

Thiếu máu hồng cầu hình liềm là bệnh di truyền và đôi khi nghiêm trọng hơn là thiếu máu tán huyết. Nguyên nhân gây bệnh bởi một dạng hemoglobin khiếm khuyết khiến các tế bào hồng cầu có hình dạng lưỡi liềm bất thường. Những tế bào máu bất thường này chết sớm, dẫn đến tình trạng thiếu hồng cầu mãn tính.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ thiếu máu

Những yếu tố khiến cơ thể có nguy cơ bị thiếu máu bao gồm:

+  Một chế độ ăn uống thiếu một số vitamin và khoáng chất: Một chế độ ăn uống ít chất sắt, vitamin B12 và folate làm tăng nguy cơ thiếu máu.

+ Rối loạn đường ruột: Bị rối loạn đường ruột ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng trong ruột non, chẳng hạn như bệnh Crohn và bệnh celiac – khiến bạn có nguy cơ bị thiếu máu.

+ Kinh nguyệt: Nhìn chung, phụ nữ chưa mãn kinh có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao hơn nam giới và phụ nữ sau mãn kinh. Kinh nguyệt gây mất tế bào hồng cầu.

+ Thai kỳ: Nếu bạn đang mang thai và không dùng vitamin tổng hợp với axit folic và sắt sẽ làm tăng nguy cơ bị thiếu máu, tình trạng thiếu máu này còn kéo dài cả sau khi sinh gọi là thiếu máu sau sinh

THIEU MAU NGUYEN NHAN VA CACH PHONG TRANH 3
Bệnh mãn tính cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu máu

+ Bệnh mãn tính: Khi bị ung thư, suy thận, tiểu đường hoặc một tình trạng mãn tính khác, có thể làm tăng nguy cơ bị thiếu máu. Những bệnh này có thể dẫn đến sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu. Mất máu chậm, mãn tính do vết loét trong cơ thể có thể làm cạn kiệt sắt của cơ thể, dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.

+ Lịch sử gia đình: Nếu gia đình bạn có tiền sử thiếu máu di truyền, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm, bạn cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh này.

+ Những yếu tố khác: Tiền sử nhiễm trùng nhất định, bệnh về máu và rối loạn tự miễn dịch làm tăng nguy cơ thiếu máu. Nghiện rượu, tiếp xúc với hóa chất độc hại và sử dụng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hồng cầu và dẫn đến thiếu máu.

+Tuổi tác: Những người trên 65 tuổi có nguy cơ thiếu máu cao.

Triệu chứng của thiếu máu

Ngoài những dấu hiệu như cơ thể yếu đi và thiếu năng lượng, các triệu chứng của thiếu sắt làm cho thiếu máu bao gồm nhịp tim nhanh và mạnh, huyết áp thấp, đau bụng kinh dữ dội, chảy máu nhiều và đau chủ yếu ở phía trán.

Một số người bị thiếu máu cũng có thể bị giảm sự thèm ăn và xáo trộn giấc ngủ, gây ra khó thở khi tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào. Về lâu dài có thể đưa đến đau bụng và giảm chức năng của hệ thống miễn dịch.

Một số triệu chứng thiếu sắt có thể dễ thấy hơn như:

+Thiếu sắt có thể gây ra thay đổi cho mái tóc, móng tay và lưỡi. 

+Lưỡi có thể trở nên đau, sáng bóng và có màu đỏ. 

+Tóc trở nên giòn và dễ gãy hơn. 

+Móng tay cũng trở nên giòn và mỏng, có thể có màu trắng xuất hiện bên trong. Đây cũng là những dấu hiệu lộ ra bên ngoài khi bạn bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng.

+Tuy nhiên, cũng có nhiều người có những dấu hiệu này nhưng lại không phải do thiếu máu mà do các bệnh tật khác. Do đó, đừng vội thấy những dấu hiệu này mà đã vội quy kết một người bị thiếu máu. Cách duy nhất để biết chắc chắn có thiếu máu hay không là làm một loạt các xét nghiệm máu để xác định mức độ chính xác của sắt và các chất khác trong máu. Nếu bạn nghi ngờ thiếu máu, hãy đến khám bác sĩ.

Biến chứng của thiếu máu

THIẾU MÁU- NGUYÊN NH N VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH 3
Thiếu máu gây ra tình trạng mệt mỏi ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày

Việc thiếu máu không phải chỉ gây ra các hậu quả như đã nhìn thấy ở trên mà nó còn có những biến chứng khó lường sau đây.

Mệt mỏi kéo dài: Thiếu máu nghiêm trọng có thể khiến bạn mệt mỏi đến mức không thể hoàn thành các công việc hàng ngày.

Biến chứng thai kỳ: Phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu folate có thể dễ bị biến chứng, chẳng hạn như sinh non.

Vấn đề về tim: Thiếu máu có thể dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc không đều (rối loạn nhịp tim). Khi bạn bị thiếu máu, tim bạn phải bơm máu nhiều hơn để bù cho việc thiếu oxy trong máu. Điều này có thể dẫn đến suy tim.

Tử vong: Thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Mất nhiều máu nhanh chóng dẫn đến thiếu máu cấp tính, nghiêm trọng và có thể gây tử vong.

Khi thiếu máu bạn cần phải làm gì?

THIẾU MÁU- NGUYÊN NH N VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH 2
Thiếu máu gây ra tình trạng mệt mỏi ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày

Khi được chần đoán thiếu sắt, thông thường bác sỹ sẽ có những phát đồ hỗ trợ sớm cho bạn. 

Bạn sẽ được cho bổ sung sắt hàng ngày hoặc tăng lượng tiêu thụ các thực phẩm giàu chất sắt như gan, đậu, các loại hạt, trái cây sấy khô, ngũ cốc, cá, gia cầm và các loại rau lá xanh.

Bổ sung quá nhiều sắt vào cơ thể cũng không tốt vì nó dẫn đến thừa sắt. Vậy nên, đừng bao giờ bắt đầu dùng thuốc bổ sung sắt mà không tham khảo ý kiến người có chuyên môn. Mặc dù việc bổ sung sắt có thể tăng cường hàm lượng sắt trong cơ thể một cách nhanh chóng nhưng bạn cũng cần phải tiến hành cẩn thận.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung sắt qua các loại thực phẩm ăn hàng ngày.

Làm sao để phòng ngừa thiếu máu

Mặc dù thiếu máu có nhiều nguyên nhân và khó phòng ngừa. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt và vitamin đúng cách cũng giúp chúng ta phòng tránh được việc này.

Chất sắt: Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt bò và các loại thịt khác, đậu lăng, ngũ cốc tăng cường chất sắt, rau lá xanh đậm và trái cây sấy khô.

Folate: Được tìm thấy trong trái cây và nước ép trái cây, rau lá xanh đậm, đậu xanh, đậu thận, đậu phộng, và các sản phẩm ngũ cốc như bánh mì, ngũ cốc, mì ống và gạo.

Vitamin B12: Thực phẩm giàu vitamin B-12 bao gồm thịt, các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm ngũ cốc, đậu nành tăng cường.

Vitamin C: Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây và nước ép cam quýt, ớt, bông cải xanh, cà chua, dưa và dâu tây. Những thứ này cũng giúp tăng hấp thu sắt.

Kết luận 

Thiếu máu có nhiều nguyên nhân nhưng kết quả của nó được cho thấy qua lượng sụt giảm hồng cầu và gây ra nhiều hậu quả cho bạn.

Bạn có thể thông qua việc ăn uống, bổ sung các thực phẩm bổ sung để giúp cho chất lượng và số lượng hồng cầu đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể của mình nhằm tránh tình trạng thiếu máu.

Tuy nhiên, nếu có những dấu hiệu trên trước tiên bạn nên tham khảo ý kiến của giới chuyên môn trước khi quyết định một phát đồ cho bản thân.

Ths. Bs Đỗ Xuân Trường

Ths. Bác sĩ Đỗ Xuân Trường sinh năm 1973, người con của vùng đất Gia Lai và là một tên tuổi lớn trong ngành Thẩm mỹ với kiến thức chuyên môn uyên bác. Sau khi tốt nghiệp Nội trú Y khoa, Bác sĩ Xuân Trường được nhận các bằng: Bằng nội trú y khoa, Bằng chuyên khoa 1, Bằng thạc sĩ Y học. Bác sĩ Đỗ Xuân Trường đã đóng góp cho Thẩm mỹ Thế giới 2 kỹ thuật: Kỹ thuật Nhấn mí vĩnh viễn và Kỹ thuật nâng ngực nội soi bơm hơi. Bác cũng đã tạo ra rất nhiều đóng góp cho Ngành thẩm mỹ trong nước, có thể kể đến như: Liệu trình trẻ hóa Xuân Trường 360, Liệu trình chăm sóc da Diamond, Cấy mi vĩnh viễn,...

Lưu ý: Kết quả có thể khác nhau tuỳ thuộc cơ địa của từng người.

Đăng ký tư vấn Thắc mắc trực tiếp với bác sĩ
Đặt lịch ngay
Gọi Hotline 0906551818
Bấm gọi

Hỏi đáp Cùng Bác sĩ thẩm mỹ Xuân Trường